DeX như một giá đỡ, khi trượt lên sẽ lộ ra chân cắm USB-C để người dùng cắm Galaxy S8/S8+ vào. Nắp của thiết bị khi trượt lên sẽ làm nhiệm vụ đỡ cho chiếc smartphone của Samsung đứng vững. Thiết bị có các cổng kết nối để gắn với màn hình hay TV thông qua cổng HDMI, các cổng còn lại để gắn các thiết bị ngoại vi.
Phía sau DeX có 5 cổng cắm. Hai cổng cắm USB để người dùng gắn thiết bị như chuột, bàn phím, hay ổ lưu trữ. Ở hình trên, một cổng USB đã được gắn thiết bị kết nối với chuột không dây. Thiết bị có một cổng ethernet để kết nối Internet qua cáp, tất nhiên người dùng có thể dùng Wi-Fi từ smartphone để vào mạng. Một cổng HDMI bên cạnh của DeX được dùng để xuất hình ảnh ra màn hình máy tính hoặc TV. Cổng còn lại của thiết bị là USB-C, dùng để cắm nguồn cho DeX.
Samsung DeX chỉ hoạt động được khi cắm nguồn điện vào thiết bị. Ngoài ra, khi cắm nguồn điện, điện thoại đồng thời cũng sẽ được sạc thông qua DeX.
Sau khi gắn DeX vào nguồn điện, đồng thời kết nối nó với màn hình thông qua cổng HDMI, thiết bị đã sẵn sàng để ghé nối. Người dùng chỉ việc gắn điện thoại Galaxy S8 vào DeX, các thiết bị sẽ tự động nhận diện và kích hoạt tính năng Samsung DeX. Lúc này, giao diện màn hình tương tự như trên máy tính sẽ hiện ra. Nền tảng của máy tính này chính là hệ điều hành Android, với các phần mềm đã cài trên điện thoại.
Cabin máy bay thường rất lạnh.
Nhiệt độ này được duy trì dựa trên một nguyên nhân khoa học. Hiệp hội Kiểm tra và Vật liệu Mỹ công bố một nghiên cứu về mối tương quan giữa bệnh ngất xỉu trên máy bay với áp suất và nhiệt độ cabin.
" alt=""/>Vì sao bên trong máy bay lại lạnh cóng?Đó là lời nhận xét của PGS.TS Ngô Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Công nghệ Thông Tin và Truyền Thông - Đại học bách khoa Hà Nội.
Cơ hội hiếm để bứt phá
- Dưới góc nhìn của 1 chuyên gia công nghệ, theo ông Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng thế nào dưới sự bùng nổ công nghệ Internet of Things (IoT) - mạng lưới vạn vật kết nối internet?
Internet of Things không còn là một khái niệm, nó đã và đang diễn ra với hàng loạt ứng dụng như: tự động hóa nông nghiệp, phân tích dữ liệu, y tế, xây dựng ... IoT đã và đang tác động đến cách sống, cách làm việc, giao tiếp, thậm chí là thay đổi cả hệ giá trị của con người trong tương lai theo hướng tích cực.
Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam có rất nhiều lĩnh vực hiện đang hoạt động trên nền cách mạng 4.0 như: Viễn thông, nông nghiệp, thiết bị an ninh và nhà thông minh...
- Theo ông Việt Nam cần có một chiến lược thế nào để tận dụng được cơ hội “đổi đời” mà cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang đến?
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể mang lại cho kinh tế Việt Nam một cơ hội hiếm để bứt phá. Để tận dụng được cơ hội này, chúng ta cần phải có một tầm nhìn dài hạn, một cách tiếp cận tốt so với những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây.
Cần phải chuẩn bị một nguồn nhân lực chất lượng cao để ta có thể tiếp cận nhanh, hiệu quả hơn những thành tựu công nghệ của thế giới. Chúng ta không những phát minh và sáng tạo, mà phải kèm theo học hỏi một cách hiệu quả.
Cùng với học hỏi, chúng ta cần phải biết "mượn sức" của thế giới bằng việc liên kết, hợp tác với những doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới. Quan trọng nhất là: Nhà nước cần phải có chính sách mới để giúp nền kinh tế có thể thích ứng một cách tốt nhất với cách mạng công nghiệp 4.0.
Bắt kịp xu thế cách mạng 4.0
- Là ngôi trường đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khoa học, ông có thể cho biết Viện ta đã và đang đón nhận cuộc cách mạng 4.0 như thế nào trong giai đoạn hiện nay?
Bắt kịp xu thế cách mạng 4.0, hiện nay Viện Công nghệ thông tin và Truyền Thông đang triển khai nghiên cứu, ứng dụng một số công nghệ vào giảng dạy, đời sống thực tế như: nhận dạng và phân tích giọng nói, nhận dạng hình ảnh, định vị, tự động hóa nông nghiệp... Ngoài ra, viện còn đang triển khai kế hoạch xây dựng trường theo mô hình smartbuiding, smartcampus.
Viện đã phải thay đổi rất nhiều, từ việc quản lý tài liệu văn bản sang máy tính, tương tác giữa sinh viên với nhà trường trở nên dễ dàng hơn qua mạng internet, đẩy nhanh quá trình làm việc, giúp cho sinh viên có nhiều cơ hội sáng tạo và phát triển hơn nữa.
- Hiện nay, ngoài thời gian giảng dạy, nghiên cứu khoa học, Viện ta có đang phát triển sản phẩm công nghệ trong lĩnh vực IOT không ạ?
Mấy năm gần đây, Viện đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ IoT vào thực tế như: tự động hóa chăm sóc cây trồng, gia súc cho ngành nông nghiệp, công nghệ nhận diện biển số xe và tương tác thủ tục hành chính giữa sinh viên đã được áp dụng ngay trong trường...
Đặc biệt, thời gian gần đây, Viện đang kết hợp với doanh nghiệp Nhà thông minh Lumi Việt Nam để nghiên cứu, ứng dụng sản phẩm loa thông minh tích hợp phần mềm nhận dạng và phân tích giọng nói tiếng Việt vào đời sống thực tiễn.
Loa thông minh tích hợp phần mềm nhận dạng giọng nói có thể nghe được câu nói của con người, phân tích được những tham số cũng như đoán được ý muốn của bạn và thực hiện những yêu cầu đó, loa thông minh có thể nói chuyện với người dùng như một người bạn. Được ứng dụng AI, SMAC và IoT, loa thông minh có thể ghi nhớ những câu nói tự nhiên hằng ngày, hẹn lịch bật tắt các thiết bị điện trong ngôi nhà, giải đáp mọi thông tin và thông báo thời tiết.
- Là một chuyên gia công nghệ, ông có đánh giá nào về sự phát triển của ngành hàng nhà thông minh tại Việt Nam trong thời IoT bùng nổ?
Internet of things đang trong giai đoạn khởi phát, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam trong đó có ngành nhà thông minh. Vài năm gần đây thị trường nhà thông minh ngày càng được mở rộng với số lượng người dùng tăng cao.
Sự phát triển mạnh mẽ của IoT, xu thế sử dụng thiết bị thông minh đang được ưa chuộng, với những tính năng tiện ích như: điều khiển các thiết bị điện trong ngôi nhà từ xa trên điện thoại, máy tính hay bằng chính giọng nói của mình, giúp đời sống con người được nâng cao, tiết kiệm điện năng, an toàn cho người dùng, tôi cho rằng những sản phẩm mang lợi ích thực tế đến người tiêu dùng chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ và bùng nổ trong thời gian tới.
- Xin cảm ơn ông!
Lệ Thanh (thực hiện)
" alt=""/>Cách mạng công nghiệp 4.0: cơ hội cho Việt Nam phát triển